Hoàng đế có thể lật thẻ bài chọn phi tử đến thị tẩm mỗi đêm nhưng điều đó không có nghĩa Hoàng đế sẽ giữ phi tần đó ngủ qua đêm cùng mình.
Tạp chí Saostar ngày 20/4 đưa thông tin với tiêu đề: “Vì sao sau khi thị tẩm xong, Phi tần không được ở lại qua đêm cùng Hoàng đế”. Với nội dung như sau:
Thời nhà Thanh, sau khi trải qua phút ân ái cùng Hoàng đế, Phi tần sẽ không được phép qua đêm tại đây mà phải nhanh chóng bị đưa đi. Lý do vì sao các phi vừa được ban ân sủng lại phải vội vàng bị đưa đi? Và họ sẽ được thái giám đưa đến nơi nào?
Sử sách ghi lại, thời nhà Thanh, Hoàng đế có thể lật thẻ bài chọn phi tử đến thị tẩm mỗi đêm nhưng điều đó không có nghĩa Hoàng đế sẽ giữ phi tần đó ngủ qua đêm tại cung của mình.
Theo đó, khi phi tần được đưa đến tẩm cung của Hoàng đế, họ sẽ phải bò từ phía chân của Hoàng đế bò lên giường. Sau khi kết thúc màn ân ái, họ sẽ bò xuống giường theo đường cũ, quấn chăn kín người rồi đợi thái giám sắp xếp. Hoàng đế cũng sẽ không giữ nữ nhân đó qua đêm trong tẩm cung của mình mà ra lệnh để những thái giám có trách nhiệm đưa vị phi tử đó rời đi.

Thứ đặc quyền được ngủ lại qua đêm tại cung Hoàng đế chỉ có Hoàng hậu mà thôi. Đối với các phi tần, sau khi thị tẩm xong họ có 2 lựa chọn hoặc là đến cung của Hoàng hậu để nghỉ ngơi, hoặc là về cung của chính mình để nghỉ.
Nguyên nhân lý giải cho điều này chính là để hạn chế nguy hiểm đến từ những phi tần. Bởi hàng năm hậu cung tuyển thêm rất nhiều nữ nhân mới, Hoàng cung chắc chắn không thể không đề phòng trước những “kẽ hở” này.

Hơn nữa, trong tẩm cung của Hoàng đế vào thời điểm thị tầm chỉ có Hoàng đế, phi tần và 1-2 thái giám, thế nên để đảm bảo an toàn tính mạng cho vua cần phải chắc chắn rằng phi tần không mang theo bất kỳ vật dụng nào.
Dĩ nhiên, bên ngoài tẩm cung, sẽ có các thái giám đứng đợi sẵn, nếu có phi tần có hành động nguy hiểm nào, họ sẽ lập tức “cứu giá”.
Ngoài ra, việc không để phi tần qua đêm cùng Hoàng đế cũng là cách giúp ngài giữ gìn sức khỏe, tránh ham mê quá độ, ảnh hưởng đến long thể và việc triều chính.
Báo Người đưa tin ngày 13/06/2023 đưa thông tin với tiêu đề: “Tại sao sau khi được hoàng thượng thị tẩm, phi tần lại cần người dìu về cung?”
Với nội dung như sau:
Sau khi được hoàng đế thị tẩm, các phi tần luôn cần cung nữ hoặc thái giám dìu về cung của mình, vậy tại sao phải làm như vậy, có phải do họ có vấn đề về sức khỏe?
Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao các phi tần Trung Quốc thời xưa đi bộ cũng phải có người dìu? Hóa ra đằng sau hành động này ẩn chứa nhiều lý do th.ú v.ị.
Khi các bộ phim cung đấu làm về triều đại nhà Thanh b.ùng n.ổ trong những năm gần đây, rất nhiều khán giả đã có thêm hiểu biết mới về triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những phi tần trong cung thời bấy giờ khi bước đi đều phải có người hầu bên cạnh dìu đỡ. Tại sao họ cần phải “làm màu” như vậy?
Ngay cả sau khi thị tẩm với hoàng đế, phi tần cũng cần người dìu về cung, vậy có phải do họ đã nhận được s.ủng á.i lớn của vua nên mới như vậy không? Thực tế là không, bởi việc ng.ủ nghỉ của các phi tần luôn rất nghiêm ngặt, dù được hoàng đế chọn thị tẩm cũng sẽ có thời gian quy định, không để vua quá sức.

Trên thực tế, trong lịch sử Trung Quốc cổ đại, sự phân biệt giai cấp thể hiện rất rõ. Những phi tần trong cung thời bấy giờ phải để hạ nhân dìu bước đi cũng là để thể hiện địa vị của mình. Họ để người hầu dìu dắt như vậy khi ra ngoài, còn bình thường không ai làm như vậy. Tất cả là để thể hiện sự khác biệt về mặt lễ nghi và địa vị. Là một phi tần cao quý trong cung, ngay cả việc đi bộ cũng sẽ có kẻ hầu người hạ là vậy.
Thứ hai, thời phong kiến Trung Quốc, phụ nữ quý tộc đều phải bó chân, đi lại rất bất tiện, dễ bị ng.ã. Do đó, mỗi khi các phi tần ra ngoài đều có người theo hầu để giúp họ đi lại. Hơn nữa, do đôi bàn chân bó nhỏ xíu, họ không thể làm việc nặng, không thể đi lại nhiều. Những phi tần cao quý khi vào cung thì định sẵn cả đời không thể ra khỏi Tử Cấm Thành. Mỗi khi ra khỏi điện, họ sẽ để thái giám hoặc cung nữ dìu đi cho thuận tiện.
Người Trung Quốc cổ đại coi bàn chân nhỏ là đẹp. Quan niệm thẩm mỹ này khiến nhiều phi tần lười đi lại để giữ cho đôi bàn chân nhỏ lại. Hơn nữa, một khi đã nhập cung họ cũng không thể tùy tiện đi lại như ở chốn dân gian. Đến khi ra ngoài, xung quanh những phi tần này sẽ có tùy tùng đi theo. Những cung nữ, thái giám sẽ dìu đỡ chủ nhân để giúp họ thể hiện thân phận tôn quý.

Một điểm nữa cần nói đến là giày của các phi tần Trung Quốc cổ đại khác với giày dép thời hiện đại. Ngày nay, dù là giày cao gót thì thiết kế của nó vẫn thuận tiện để các cô gái đứng vững và tự đi mà không cần người trợ giúp. Nhưng thời nhà Thanh, giày của các phi tần là giày hoa bồn để, gót ở chính giữa. Loại giày này cự.c kỳ k.hó giữ thăng bằng, đi bộ cũng có thể vấp ng.ã chứ đừng nói là chạy. Do đó, phi tần khi mang giày hoa bồn để đều phải có người dìu đỡ để giữ thăng bằng.
Ngoài 3 lý do chính trên thì một số tài liệu còn lý giải thêm về việc các phi tần trong cung đi đâu cũng phải có người dìu. Một lý do lớn cần nhắc đến đó là trong cung khác với dân gian, sẽ có rất nhiều lễ tiết để thể hiện sự quý tộc, phân biệt hoàng gia với dân thường. Các quy tắc ứng xử trong cung sẽ không thể thiếu tác phong đi lại. Phi tần khi bước đi phải có người dìu mới toát ra được khí chất đoan trang, thục nữ.
Những cung tần mỹ nữ đi lại nhẹ nhàng, lúc nào cũng phải dựa dẫm, có người dìu dắt sẽ khiến hoàng đế thươ.ng x.ót. Chính vì quan niệm hoàng đế thích vẻ đẹp yế.u đuố.i nên phụ nữ trong cung mới có cách đi lại nhiều lễ nghĩa như vậy.
Tổng hợp